PLO - Một động lực phát triển khác là giáo dục. Những năm gần đây, giáo dục là một đại vấn đề, bức xúc của các công dân Việt Nam (VN).
CHUYÊN GIA KINH TẾ PHẠM CHI LAN:
Nhưng nếu nhìn thành tựu của giáo dục, theo chỉ số đánh giá thì VN ở mức gần như tương đương với trung bình của các nước tiên tiến trên thế giới, cao hơn Indonesia, Brazil. Thậm chí theo chỉ số, VN cao hơn Mỹ nhưng người VN lại đang khao khát sang Mỹ tìm kiếm nền giáo dục.
Chúng ta tự hào vì đổi mới mang lại cho VN thành nước có mức thu nhập trung bình nhưng là trung bình thấp, cùng một thời gian 30 năm nhưng Hàn Quốc đã từ một nước nghèo thành một nước giàu. Họ chỉ cần đến 30 năm đã làm được điều đó.
(Theo Infonet)
GS NGUYỄN MINH THUYẾT:
Báo chí bao cấp quá nhiều, hết sức tốn ngân sách
Có thể thấy báo chí nước ta phát triển quá mạnh, báo chí nhà nước bao cấp quá nhiều, hết sức tốn ngân sách nhà nước. Tôi nói ví dụ, không có nước nào mà nhà nước bỏ tiền ra tổ chức bộ máy, mua phương tiện, trang thiết bị, in báo rồi lại bỏ tiền ra mua báo nữa.
Theo tôi, báo chí nhà nước bao cấp hiện phát triển quá rộng, các báo bộ, ngành đều dùng tiền nhà nước, tất cả tỉnh/thành đều có báo, đều có đài phát thanh, tốn của Nhà nước không biết bao nhiêu mà kể nhưng lượng độc giả, khán giả không cao. Nhất là phát thanh - truyền hình, cả nước có 65 đài phát thanh - truyền hình, tốn kém ngân sách nhà nước vô cùng, đặc biệt là ở khâu đầu tư trang thiết bị sản xuất, phát sóng.
Mà nhiều đài truyền hình cũng chỉ phát được vài giờ tin tức tự sản xuất, còn lại chủ yếu là chiếu phim nước ngoài. Đài nọ chồng lấn sóng của đài kia nên gây nhiễu..
(Theo Viettimes)