NLĐO - Trao đổi về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã khẳng định như vậy
* Phóng viên: Lần đầu tiên, số người tự ứng cử trên cả nước khá đông, nhất là TP HCM và Hà Nội có số người tự ứng cử cao hơn số người được giới thiệu ứng cử, ông nhận định thế nào về việc này?
- Ông Vũ Trọng Kim: Đây là điều đáng mừng, cho thấy không khí xã hội rất dân chủ. Theo quy định của pháp luật, người ứng cử sẽ nộp đơn xin ứng cử và hồ sơ tại Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố nên việc này diễn ra sôi động ở các địa phương.
Tại TP HCM và Hà Nội, số người tự ứng cử cao hơn cả số người được giới thiệu ứng cử chứng tỏ sự hứng khởi của người dân, muốn đóng góp vào công việc chung của đất nước. Tôi khẳng định tất cả những người được giới thiệu ứng cử cũng như tự ứng cử đều không bị cản trở hay gây khó dễ gì nếu họ làm đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Ý thức đóng góp cho xã hội của người dân thông qua việc tự ứng cử rất rõ ràng; tinh thần sẵn sàng của người dân rất cao. Qua đây, những người được giới thiệu ứng cử, nếu trong lòng cảm thấy không muốn thì không nên tham gia. Tôi hoan nghênh tất cả những người tự ứng cử nếu họ thực sự muốn đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước.
* Dư luận cho rằng những người tự ứng cử đang bị nhiều cơ quan ở địa phương làm khó. Có hay không việc một số người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn?
- Tôi xin nhấn mạnh rằng không ai được làm khó người tự ứng cử nếu họ làm đúng theo quy trình, quy định của pháp luật. Ai làm khó họ là vi phạm pháp luật. Với các ứng cử viên, trước tiên phải hiểu rõ pháp luật, còn những ai làm sai pháp luật thì nhân dân sẽ không bao giờ đồng tình.
Về thông tin cho rằng có một số người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn, tôi cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật không nên nói chung chung. Tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam diễn ra hôm 17-3, một số ủy viên Đoàn Chủ tịch đã nói về vấn đề này rồi.
Việc có hay không có người được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn thì đó là những hành vi cụ thể cho những người cụ thể và được áp dụng trong những quy định pháp luật cụ thể bởi vì các quy định pháp luật về những vấn đề này không thiếu. Vì vậy, nếu có thì phải chỉ rõ và phải điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
* Những người ứng cử, đề cử đều phải kê khai tài sản, việc này lâu nay dư luận cho rằng rất hình thức. Theo ông, cơ chế nào để kiểm soát việc kê khai tài sản thực chất?
- Những người ứng cử sẽ tự kê khai và chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình. Đó là sự cam đoan và mang tinh thần tự nguyện, tự giác và tự chịu trách nhiệm trước đồng bào, cử tri. Ai bị phát hiện khai gian dối thì lúc đó, cơ quan hữu quan sẽ vào cuộc.
* Tiến độ hiệp thương đến giờ này đã diễn ra như thế nào thưa ông?
- Cho đến giờ công tác chuẩn bị bầu cử đã được thực hiện rất nghiêm túc, dân chủ, cởi mở. Từ trung ương đến các địa phương đã tiến hành hiệp thương lần 2 và lập danh sách sơ bộ của người ứng cử để đưa về khu dân cư lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Đến ngày 4-4 sẽ tiến hành hiệp thương lần thứ 3 - lần cuối cùng để sắp xếp lại các việc, từ tiêu chuẩn cho đến danh sách người ứng cử. Sau đó tiến hành vận động bầu cử và đến ngày 22-5 thì cử tri cả nước sẽ bầu cử Quốc hội (QH) khóa XIV và bầu cử HĐND các cấp.
* Ông kỳ vọng gì với những người ứng cử đại biểu QH khóa XIV?
- Hôm nay, kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII sẽ khai mạc. Đây là kỳ họp cuối cùng của khóa này, vì vậy chắc chắn các đại biểu sẽ hoạt động rất ấn tượng để kết thúc nhiệm kỳ, thể hiện sự đồng tâm, nhất trí, đồng thuận từ trong Đảng, nhà nước cho đến các cấp chính quyền và nhân dân. Chắc chắn kỳ họp này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng cử tri cả nước.
Với tất cả các đại biểu ứng cử, nếu đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn và được nhân dân tín nhiệm lựa chọn, tôi mong muốn họ không vì điều này, điều khác mà giảm bớt thời gian làm việc cũng như vai trò, vị trí, bản lĩnh của mình trong quá trình tham gia đóng góp vào hoạt động của QH. Mong muốn thứ hai là họ phải thực hiện được chức năng đại diện của mình để thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
* Những người ứng cử, đề cử đều phải kê khai tài sản, việc này lâu nay dư luận cho rằng rất hình thức. Theo ông, cơ chế nào để kiểm soát việc kê khai tài sản thực chất?
- Những người ứng cử sẽ tự kê khai và chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình. Đó là sự cam đoan và mang tinh thần tự nguyện, tự giác và tự chịu trách nhiệm trước đồng bào, cử tri. Ai bị phát hiện khai gian dối thì lúc đó, cơ quan hữu quan sẽ vào cuộc.
* Tiến độ hiệp thương đến giờ này đã diễn ra như thế nào thưa ông?
- Cho đến giờ công tác chuẩn bị bầu cử đã được thực hiện rất nghiêm túc, dân chủ, cởi mở. Từ trung ương đến các địa phương đã tiến hành hiệp thương lần 2 và lập danh sách sơ bộ của người ứng cử để đưa về khu dân cư lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Đến ngày 4-4 sẽ tiến hành hiệp thương lần thứ 3 - lần cuối cùng để sắp xếp lại các việc, từ tiêu chuẩn cho đến danh sách người ứng cử. Sau đó tiến hành vận động bầu cử và đến ngày 22-5 thì cử tri cả nước sẽ bầu cử Quốc hội (QH) khóa XIV và bầu cử HĐND các cấp.
* Ông kỳ vọng gì với những người ứng cử đại biểu QH khóa XIV?
- Hôm nay, kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII sẽ khai mạc. Đây là kỳ họp cuối cùng của khóa này, vì vậy chắc chắn các đại biểu sẽ hoạt động rất ấn tượng để kết thúc nhiệm kỳ, thể hiện sự đồng tâm, nhất trí, đồng thuận từ trong Đảng, nhà nước cho đến các cấp chính quyền và nhân dân. Chắc chắn kỳ họp này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng cử tri cả nước.
Với tất cả các đại biểu ứng cử, nếu đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn và được nhân dân tín nhiệm lựa chọn, tôi mong muốn họ không vì điều này, điều khác mà giảm bớt thời gian làm việc cũng như vai trò, vị trí, bản lĩnh của mình trong quá trình tham gia đóng góp vào hoạt động của QH. Mong muốn thứ hai là họ phải thực hiện được chức năng đại diện của mình để thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
***
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân:
Phải chỉ đích danh ai được hậu thuẫn
Có thông tin cho rằng một số người tự ứng cử được các tổ chức phản động đứng đằng sau, thậm chí bơm tiền cho người tự ứng cử. Tôi không đồng tình với kiểu thông tin như vậy. Nếu nói có người được hậu thuẫn thì phải chỉ đích danh, không nên nêu chung chung sẽ gây phương hại đến những người chân chính khi họ tự ứng cử và không công bằng với họ. Số người tự ứng cử có đến cả trăm trường hợp, thông tin kiểu chung chung như thế sẽ gây hoang mang, rối loạn.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng:
Loại bỏ người lợi dụng ứng cử để đánh bóng tên tuổi
Đây mới chỉ là nghi vấn nhưng nếu không điều tra mà đưa ra thông tin có người tự ứng cử được các tổ chức phản động đứng sau thì không có lợi cho công tác tự do ứng cử. Còn nếu đúng như thế thì phải giao các cơ quan trung ương xác minh làm rõ và công bố minh bạch.
Đại biểu QH được giới thiệu do hội đồng bầu cử, cơ quan nhà nước hiệp thương đưa ra. Nếu được chấp nhận thì những người tự ứng cử phải thực hiện các bước của luật pháp quy định. Những người lợi dụng đánh bóng thương hiệu, lợi dụng nó để phá hoại đất nước thì phải cương quyết loại bỏ.