>> Nguyễn Đức Chi tái xuất sau khi ra tù
>> Hy hữu: Chú chuột "đốt" cả nhà lẫn xe hơi
>> Những câu hỏi “thảng thốt” và sự “phẫn nộ” của Chủ tịch Quốc hội
>> Cán bộ hải quan nhận phong bì tiền tỷ, Bộ biết nhưng ‘làm ngơ’?
Khánh Hồng
Dân Trí - Tại khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa mở rộng, lực lượng công an phát hiện có 5 người đang chặt phá rừng. 5 người này cho biết, họ được một người khác thuê phát rừng, trả công mỗi ngày 180.000 đồng (bao ăn uống).
Sáng 25/2, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, UBND phường Thọ Quang, lực lượng Công an phường, Biên phòng, Kiểm lâm… đã đi kiểm tra việc rừng trên bán đảo Sơn Trà bị chặt phá theo thông tin phản ánh của người dân.
Khi thấy có lực lượng chức năng, nhóm công nhân được thuê phá rừng ở khu du lịch sinh thái biển bãi Bắc mở rộng đã gói ghém đồ đạc và được một xe ô tô 4 chỗ mang biển TPHCM chở đi.
Tại khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa mở rộng, lực lượng công an phát hiện có 5 người đang chặt phá rừng. 5 người này cho biết, họ được một người khác thuê phát rừng, trả công mỗi ngày 180.000 đồng (bao ăn uống). Lực lượng công an đã tạm giữ 5 người này để xác minh thông tin, lý lịch.
Đi sâu vào rừng kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một lán trại lớn được làm bằng tôn giữa rừng để các công nhân được thuê ở. Lực lượng chức năng đã phá lán trại này và tiếp tục điều tra vụ việc.
Trước đó, thông tin rừng Sơn Trà bị chặt phá nghiêm trọng được lan truyền trên Facebook. Hai khu vực rừng bị chặt phá là khu vực khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa mở rộng và khu vực khu du lịch sinh thái biển bãi Bắc mở rộng. Sau khi biết được thông tin, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc kiểm tra.
Được biết, bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.439 ha đất liền, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông. Đây là bán đảo được xem là “viên ngọc quý” với bờ biển dài, uốn lượn cùng hệ động thực vật đa dạng; là nơi sinh sống của 7 gia đình Voọc chà vá chân nâu với khoảng 75 cá thể.
Vì vậy, nếu việc chặt phá rừng này vẫn tiếp diễn thì sẽ gây ra hậu quả mất đi tầng này, phá vỡ cấu trúc tự nhiên của các tầng tán, thay đổi độ ẩm bề mặt đất dẫn đến mất môi trường sinh sống của một số loài động vật sống và kiếm ăn trên mặt đất như gà rừng, lợn rừng, mang, rùa, rắn…
Mời bà con đọc thêm bài này >>> Đà Nẵng: Hơn 3 hecta rừng Sơn Trà đã bị triệt tiêu