TTTG - Ý tưởng này có thể khiến những người ăn chay khó nuốt trôi, nhưng cũng đành phải thừa nhận rằng sự tiến hoá và sự thông minh tiếp theo sau đó của chúng ta xuất phát từ việc chúng ta bắt đầu ăn thịt cách đây gần hai triệu năm.
Thay vì nhai rễ củ cứng ngắt cứng nghiển, tổ tiên chúng ta bắt đầu giã thịt bằng các công cụ, và sự thay đổi chế độ ăn uống dẫn đến một sự thay đổi to tát mà chúng ta đang thấy.
Điều đó khiến cho khuôn mặt, răng và hàm của chúng ta co lại trong khi não bộ chúng ta và thân thể chúng ta to ra hơn, theo một nghiên cứu mới công bố.
Đặc biệt là chúng ta không còn những lỗ mũi và bắt đầu trông bớt giống bác Tề Thiên và giống con người hiện đại hơn – và có thể đó cũng là mấu chốt cho sự phát triển ngôn ngữ.
Sự thay đổi diễn ra vì chúng ta có thể nạp nhiều calo hơn từ thịt giã bằng chày đá so với những rễ cây cứng ngắt có sẵn cho con người sơ khai.
Chúng ta không còn cần đến các răng hàm lớn và những cái hàm bành ky như ở các thuỷ tổ con người để ăn thức ăn của chúng ta.
Hàm lượng calo mỗi gam thịt cao hơn so với rễ củ giúp cung cấp năng lượng cho chúng ta lang thang qua những chặng đường dài.
Trong khi đó, không gian có thêm trong hộp sọ có thể cho phép não bộ lớn lên và giúp chúng ta phát triển tiếng nói.
Nghiên cứu cũng cho rằng chế độ ăn uống nâng cao của chúng ta cung cấp nhiều calo đáp ứng năng lượng đòi hỏi của những não bộ to hơn.
Ngoài ra việc nấu nướng còn cho phép người tiền sử làm mềm thực phẩm để dễ ăn hơn.
Nhưng vấn đề đặt ra cho lý thuyết này là nấu nướng chỉ trở nên phổ biến cách đây 500.000 năm – rất lâu sau khi chúng ta bắt đầu tiến hoá thành những dạng bớt giống khỉ hơn.
Nghĩa là điều đó xảy ra quá muộn để tác động đến sự thay đổi vóc dáng cơ thể của chúng ta.
Ăn thịt không thôi sẽ không bằng ăn thịt sống chứa nhiều năng lượng hơn so với thực vật mà con người nguyên thuỷ đã ăn, nên còn mất một thời gian dài để nhai.
Nên đã xảy ra sự phát triển các công cụ bằng đá để làm mềm thịt giúp cho chúng ta đột phá về tiến hoá.
Đồng tác giả nghiên cứu GS Daniel Lieberman, một nhà sinh vật học nói “với nguồn gốc của giống Homo… chúng ta đi từ những lỗ mũi và răng to và cơ nhai lớn đến răng nhỏ, cơ nhai nhỏ hơn, và mặt không còn lỗ mũi.
“Những thay đổi này khác cho phép sự chọn lựa đối với ngôn từ và các biến chuyển trong đầu, như não bộ to hơn,” ông nói.
Đến một mức nào đó, bên dưới sự thay đổi là công nghệ đơn giản của tất cả: cắt thịt ra thành từng miếng nhỏ hơn, giã rễ củ trước khi nhai chúng.”
Trong khi thịt đòi hỏi ít lực để nhai hơn các loại rễ củ cứng ngắt có sẵn cho con người nguyên thuỷ, các răng hàm của họ không thể nghiền được thịt sống.
Nhưng việc sử dụng các công cụ bằng đá như là ‘máy chế biến thực phẩm’ – để giã và xắt thịt và nghiền rễ cây – đã giải thoát việc suốt ngày phải nhai thức ăn của chúng ta.
Chẳng hạn như tinh tinh, những họ hàng gần đang còn sống của chúng ta có thể mất đến 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày để nhai thức ăn, mặc dù chúng cũng lai rai dùng đá dần thực phẩm trước khi ăn.
GS Lieberman nói: “Giả định là ta đi săn linh dương, nhưng cuối ngày ta trở về tay không, điều này xảy ra thường xuyên đối với con người sơ khai.
“Tinh tinh không thể tồn tại theo cách đó, vì chúng phải mất suốt đêm để nhai.”
Ông nói thêm “chúng ta là một phần chính chúng ta vì chúng ta ít phải nhai hơn.”
Để kiểm tra giả thuyết, các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard cấp ăn cho các đối tượng những tảng thịt dê sống và những củ cà rốt và củ cải sống để mô phỏng chế độ ăn thời đồ đá cũ do các tổ tiên tiền sử của chúng ta ăn.
Các nhà khoa học thấy rằng một calo thịt dê chưa chế biến đòi hỏi việc nhai ít hơn 39% và ít hao sức nhai hơn 46% so với cà rốt và củ cải sống.
Ăn một chế độ ăn gồm một phần ba thịt sống, được cắt hoặc thái ra bằng công cụ đá, những người sơ khai cần nhai 17% ít hơn và tốn sức ít hơn 27%.
Suốt cả năm, lực để nhai giảm đến 2,5 triệu.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số loại thịt, như não, dễ nhai hơn nhưng công cụ bằng đá vẫn cần để bổ xương lấy não.