Báo Mới - Cuộc chiến giữa những người bảo vệ nạn nhân ung thư khi làm việc tại nhà máy Samsung với công ty Hàn Quốc đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Samsung Electronics vừa ra thông báo rằng họ đã ký một văn bản "quyết toán cuối cùng" dành cho các công nhân vị ung thư khi làm việc trong nhà máy bán dẫn của mình, nhưng một nhóm bảo vệ các nạn nhân cho biết rằng vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết.
Cuộc chiến dai dẳng
Sau nhiều năm phủ nhận những cáo buộc về mối liên hệ giữa các căn bệnh (bao gồm cả bệnh bạch cầu và các chất gây ung thư) với các nhà máy của hãng, cuối cùng công ty Hàn Quốc đã phải công khai xin lỗi các nạn nhân vào tháng 5/2014. Trong năm 2015, công ty đã phải thiết lập một quỹ bồi thường các nạn nhân mắc bệnh ung thư khi làm việc tại nhà máy của hãng.
Thỏa thuận có chữ ký của công ty điện tử Hàn Quốc cùng với hai nhóm đại diện cho các nạn nhân và người thân của họ, nhằm mục đích cải thiện điều kiện sức khỏe và an toàn tại các nhà máy đầu não của Samsung.
Theo thỏa thuận thì các bên đồng ý thành lập một ủy ban độc lập để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các phương tiện của Samsung và phát hành báo cáo về bất kỳ vấn đề.
Tài liệu từ các luật sư của các nạn nhân nói rằng, 244 nhân viên tại các nhà máy sản xuất chip và màn hình hiển thị của Samsung đã mắc phải bệnh bạch cầu do ảnh hưởng bởi các vấn đề độc hại tại nhà máy, trong đó đã có 87 nạn nhân chết.
Quỹ khủng để bồi thường
Vào tháng 8/2015, Samsung cho biết sẽ tạo quỹ 85,8 triệu USD để bù đắp những thiệt hại xảy ra với công nhân bị ung thư và gia đình của họ.
Trong tuyên bố của mình, Samsung cho biết quỹ được dùng để thanh toán cho các công nhân hoặc gia đình có người bị bệnh khi đang làm việc tại các nhà máy của công ty, bao gồm cả nhà thầu. Bên cạnh đó, quỹ cũng được sử dụng để chi trả cho các chuyên gia nghiên cứu - phát triển, và các biện pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động.
Trước đó, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Samsung, ông Kwon Oh-hyun, hứa sẽ bồi thường cho gia đình các nạn nhân. Nhưng ông Kwon cũng nói rõ rằng, Samsung vẫn giữ quan điểm là họ sẽ không chịu trách nhiệm về việc công nhân mắc bệnh hay tử vong.
Nhiều nạn nhân vẫn chưa đồng ý thỏa thuận
Trong tuyên bố mới đây, công ty đã làm việc với các ủy ban hòa giải nhằm mục đích thực hiện “quyết toán cuối cùng” mà họ đưa ra. Theo công ty, bản quyết toán này bao gồm tất cả mọi thứ đã được giải quyết, nhưng công ty phải cần có một một sự chấp thuận từ các bên liên quan để quyết định của mình được thực hiện.
Mặc dù vậy, Banolim (một trong những nhóm đại diện cho các nạn nhân do Hwang Sang-gi, cha của một nạn nhân mắc ung thư đã chết khi làm việc tại nhà máy của Samsung) cho biết thỏa thuận này không được thừa nhận vì vấn đề cốt lõi là bồi thường và xin lỗi. Cụ thể, Banolim cho rằng những lập luận về lời xin lỗi và quỹ từ Samsung trong báo cáo của Samsung đưa ra là không chính xác, vì nó không nhận được sự chấp thuận hoàn toàn từ tất cả các gia đình của nạn nhân.
"Samsung đã từ chối thảo luận về các vấn đề liên quan đến lời xin lỗi cũng như bồi thường cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Samsung thực hiện những điều mà hãng phải có trách nhiệm", Kwon Young-Eun, một thành viên của nhóm Banolim cho biết.
Về phía Samsung, công ty nói rằng họ đã bồi thường tài chính cho hơn 100 nạn nhân trong số 150 nạn nhân được xác định bồi thường trong quỹ mà hãng lập ra để giải quyết vấn đề./.
Phương Thu/VOV.VN Theo The Guardian