Trong tác phẩm kinh điển Bố Già của nhà văn Mario Puzo, ông trùm Don Tommasino người cưu mang thái tử Michael, đã lấy thông tin về tên phản bội Fabrizio từ những đứa trẻ chăn cừu với cái giá treo thưởng là những bãi chăn tốt nhất Sicily.
Những bãi chăn cừu, trong xã hội còn mông muội của chúng ta, chính là hình ảnh khắc họa chân thực của thị trường non trẻ, hoang dã nhưng sôi động, nơi những cuộc chiến giữa giới tài phiệt, mafia cổ cồn diễn ra thường nhật giành giật nhau từng miếng bánh thị phần, một cuộc chiến được trả bằng máu.
Bố tôi có anh bạn chán việc công sở Hà Nội về quê vay tiền gom đất nuôi tôm. Anh thắng đậm, hồi 200x giàu có tên tuổi ở Thanh Hóa, bạn nào mạn Quảng Xương chắc biết.
Một sáng đẹp giời anh ngủ dậy ra thăm đầm thì hỡi ôi, cả đàn tôm chết nổi nằm la liệt như dân oan Mai Xuân Thưởng. Tháo nước ra sông thì vớt được một can thuốc sâu to vật. Anh lặng người như Lê Lợi bắt được bảo kiếm Thuận-Thiên.
Ở Việt Nam, nhìn chung vẫn phổ biến kiểu làm ăn mọi rợ như vậy. Bạn sẽ bị chơi bẩn chỉ vì bạn to và thành công, thế thôi. Thời nay người ta văn minh hơn thì chuyển sang đánh nhau bằng bàn phím, facebook hay báo chí. Bản chất vẫn vậy.
Không một doanh nghiệp nào ở vị trí đỉnh cao mà không mang trên mình những vết sẹo truyền thông. Những ngành kinh doanh phụ thuộc lớn vào marketing như thực phẩm, dược,.. là những nơi sự đâm chém khốc liệt nhất, thiếu điều các công ty làm TVC chửi nhau công khai giờ vàng Thời Sự.
Và khi các nhãn hàng dồn mọi nguồn lực cho việc ném cứt vào mặt nhau thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm, những người tiêu dùng chúng ta sẽ được quyền lợi gì? Chả được cái đéo gì ngoài cái quyền lợi muôn thủa đó là chửi rủa và đạp bồi những thằng ngã ngựa.
Trong bãi chăn cừu vĩ đại này, tay các bạn sẽ dễ dàng dính c... bởi nút share. Hãy thận trọng.
Nếu có một ngày bạn ngửi thấy mùi lạ trong những sản phẩm quê hương, biết đâu, nó chính là mùi máu của thương trường.