Đất Việt - Tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Nhật Bản về việc thành lập quân đội nhận được sự ủng hộ của Mỹ, tuy nhiên Nga, Trung Quốc và Triều Tiên lo lắng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố về kế hoạch thành lập quân đội quốc gia bao gồm nhiều thành phần.
Thông tin này nhận được sự quan tâm của nhiều nước đặc biệt là phía Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Chuyên gia phân tích quân sự của tờ báo “Rusvesna” đã làm rõ ảnh hưởng của chính sách mới này của Nhật Bản.
Vị thế của quân đội Nhật Bản đã có những thay đổi lớn từ sau Thế chiến thứ II. Trước đây Nhật Bản không xây dựng lực lượng quân đội, điều này được quy định trong Hiến pháp.
Tuy nhiên 70 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ hiện nay đã quyết định một bước đi có ý nghĩa “cách mạng” khi thay đổi các quy định trong Hiến pháp.
Sau khi Phát xít thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh. Kể từ đó, hiến pháp Nhật Bản đã ngăn cấm việc sử dụng lực lượng quân sự để tiến hành chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào khác.
Sau đó một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập, tuy nhiên theo Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì.
Trong điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản có quy định rõ ràng rằng, “Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh, vì vậy Nhật Bản không bao giờ xây dựng phát triển Lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân cũng như các thiết bị chiến tranh khác”.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Nhật đang tiến hành tái xây dựng lại lực lượng quân đội dựa trên lực lượng phòng vệ.
Quyết định mới này của ông Shinzo Abe do yêu cầu thực tiễn tình hình khu vực này, ông hy vọng sự xuất hiện của các lực lượng Nhật Bản có thể duy trì sự ổn định trên Biển Đông và khu vực Đông Bắc Á.
Theo các nhà phân tích quân sự, quyết định này được đưa ra sau khi mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ trở nên căng thẳng và tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự rất cao.
Nhật Bản sẽ hỗ trợ tăng cường cho Mỹ và thậm chí họ còn đã thông báo rằng, đã sẵn sàng để giúp đỡ bằng cách tăng cường thêm lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Hiện nay Nhật Bản đang có khoảng 350 hệ thống tên lửa phòng không, 288 máy bay tiêm kích, 287 máy bay ném bom và 119 trực thăng tấn công.
Với lực lượng này cùng với sự hiện diện của quân đội Mỹ, an ninh quốc gia được bảo đảm. Tuy nhiên nguy việc tăng cường có cả về số lượng các thiết bị kỹ thuật và thành phần các lực lượng sẽ khiến tình hình khu vực căng thẳng hơn.
Nên nhớ rằng hiện nay mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên rất xấu sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, còn các cuộc tranh chấp trên quần đảo Kuril, cũng như tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Trước đó Nhật Bản đã thông qua gói luật mở rộng phạm vi hoạt động ở nước ngoài của các lực lượng phòng vệ. Ngoài ra, chuyến thăm năm ngoái của Thủ tướng Abe đến Washington đã góp phần làm tăng cường hợp tác quân sự của Nhật Bản với Hoa Kỳ.
Ngân sách mới dự tính rằng, lần đầu tiên Nhật Bản sẽ mua tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của Mỹ với độ cao tối đa lên đến 1000 km.
Những tên lửa này dự tính sẽ triển khai trên tàu chiến có hệ thống cảnh báo sớm “Aegis”. Theo tờ báo “Nihon Keizai”, năm nay sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất.
Ảnh hưởng của việc Nhật phát triển lực lượng quân đội
Phía Mỹ công khai khuyến khích Nhật Bản thành lập các lực lượng quân đội và phương tiện quân sự để tiến tới có thể sử dụng ở nước ngoài, như giám đốc Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị, nhà phân tích quân sự Konstantin Sivkov cho biết:
“Nhật Bản rõ ràng đang chuẩn bị cho các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các lực lượng vũ trang tại những điểm nóng nơi diễn ra xung đột quân sự. Để làm được việc đó cần phải có tiền, cần hạm đội tàu, cần không quân”.
Washington hưởng lợi từ chính sách quân sự hóa của Tokyo. Hoa Kỳ rất tiện sử dụng Nhật Bản như là một thê đội tiền phong và thuộc quyền kiểm soát của họ ở Đông Bắc Á.
Chắc chắn Nga sẽ không mong điều này, họ đang cảm thấy khó chịu vì tình hình ở Triều Tiên. Sau khi quân đội Mỹ áp sát biên giới Triều Tiên, Nga cũng đã triển khai lực lượng dọc biên giới với nước này.
Nếu tiếp tục có sự xuất hiện của quân đội Nhật Bản chắc chắn Nga sẽ đáp trả cứng rắn hơn nhằm bảo đảm an ninh quốc gia toàn vẹn lãnh thổ.
Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản có thể làm cho mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trở nên căng thẳng hơn ảnh hưởng đến lợi ích của hai nước.
Đối với các quốc gia Đông Nam Á điều này tương đối tốt. Hiện nay chỉ có Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông, sự xuất hiện và thường xuyên của các lực lượng quân đội Mỹ sẽ buộc các lực lượng của Trung Quốc bớt hung hăng hơn, duy trì ổn định tình hình khu vực.
Và cuối cùng việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ gia tăng các lực lượng vũ trang của mình.
Nga cũng sẽ bắt buộc phải tăng cường tổ chức các đội tàu, hàng không, lục quân ở vùng Viễn Đông.
Bình Nhưỡng sẽ phát triển khả năng hạt nhân của mình, nỗ lực bảo vệ chống hoạt tính quân sự có thể xẩy ra từ phía Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Một cuộc chạy đua vũ trang mới lại bắt đầu.