Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Lừa cả… người có công!

Xuân Hinh - Hoàng Cư

Năng Lượng Mới - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xuất hiện tình trạng một số công ty, đơn vị núp bóng các chương trình chính sách xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Nạn nhân là hộ dân nghèo, thiếu hiểu biết, thậm chí là các đối tượng thuộc diện chính sách và người có công.

“Ghi danh” sổ vàng

Vào đầu tháng 12-2015 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra việc làm “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng” (gọi tắt là sổ vàng).

Vào thời điểm nói trên, các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nhận được giấy mời của UBND xã đến nhà văn hóa chụp ảnh để làm cuốn sách “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng”.

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xuất hiện tình trạng một số công ty, đơn vị núp bóng các chương trình chính sách xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Nạn nhân là hộ dân nghèo, thiếu hiểu biết, thậm chí là các đối tượng thuộc diện chính sách và người có công.

“Ghi danh” sổ vàng

Vào đầu tháng 12-2015 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra việc làm “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng” (gọi tắt là sổ vàng).

Vào thời điểm nói trên, các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nhận được giấy mời của UBND xã đến nhà văn hóa chụp ảnh để làm cuốn sách “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng”.

Đáng chú ý còn có những đối tượng không có huân, huy chương kháng chiến, không được hưởng chính sách thương binh, bệnh binh hay các chính sách xã hội khác cũng được “ghi danh”. Còn cuốn “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng” thì không khác cuốn album ảnh thông thường.

Bên trên có dòng chữ ghi: Bộ LĐ-TB&XH - Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội. Còn nội dung bên trong chỉ là hình ảnh những người hưởng chế độ chính sách người có công. Ngoài họ tên, năm sinh, tất cả các hạng mục về đối tượng và chế độ đang hưởng đều bỏ trống.

Khi người dân chưa kịp hiểu hết về việc làm sổ vàng thì “mọi sự đã rồi”. Họ phải nộp tiền cho Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam để nhận về một khung ảnh không giá trị.

Mới đây, trên địa bàn xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội cũng có người của Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam về chụp ảnh những người có công với cách mạng và cũng để làm cuốn “Sổ vàng truyền thống Mẹ Việt Nam Anh hùng và người có công với cách mạng”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử PetroTimes, ở một số huyện như Thanh Oai, Thạch Thất hay Thanh Trì… cũng diễn ra việc làm các loại sổ vàng tương tự. Số tiền mà Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam thu về từ việc làm “bằng chứng nhận” chắc chắn là một con số không nhỏ.

Nhớ lại vụ việc xảy ra tại Trung tâm Hỗ trợ người nghèo phát triển nông thôn mới đã khiến nhiều nông dân bị lừa mất tài sản. Trung tâm này đã huy động sự đóng góp của hàng chục nghìn nông dân nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An số tiền hàng trăm tỉ đồng để họ chi tiêu vào những việc cá nhân.

Ở vụ việc này, Trần Đức Trung - Chủ tịch HĐTV trung tâm và Lê Hằng - Tổng giám đốc trung tâm đã đánh vào tâm lý của người nông dân nghèo bằng cách đề nghị họ nộp số tiền nhỏ để nhận lại khoản tiền lãi lớn.

Điển hình là nếu nộp 1,2 triệu đồng thì sẽ nhận lại 5,2 triệu đồng, nộp 7 triệu đồng thì sẽ nhận được 50 triệu đồng. Nhưng sau khi nộp tiền, người nông dân bị ép ký vào đơn tự nguyện cho không trung tâm số tiền đó và không đòi hỏi quyền lợi gì. Trung tâm thì đã bị đóng cửa nhưng hai nhân vật cộn cám lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật 

Qua các vụ việc cho thấy thủ đoạn tinh vi trong việc lợi dụng thực hiện chính sách xã hội, lợi dụng sự tin tưởng của chính quyền địa phương và sự thiếu hiểu biết của người dân, người thuộc diện chính sách để kiếm lợi bất chính.

Cơ quan chức năng “tuýt còi”

Liên quan đến sự việc này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử PetroTimes, ông Lê Toàn Khang - Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết: “Việc thực hiện chụp ảnh người có công với cách mạng để làm sổ lưu niệm là do có công văn từ Cục Người có công. Khi thực hiện chụp ảnh, làm sổ vàng thì yêu cầu các công ty không thu kinh phí”.

Về việc Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam chụp ảnh, phóng to để làm “chứng nhận” và thu thêm 200-300 nghìn đồng mỗi người, ông Khang nói: “Họ thu tiền là không đúng. Làm ảnh riêng - cái vấn đề đó là mình không có chỉ đạo. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại”.

Nói đoạn, ông Khang đề nghị phóng viên liên hệ với Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội để tìm hiểu chi tiết về sự việc.

Ông Trần Thanh Bình - Trưởng phòng Người có công cho biết: “Một số công ty đến làm việc với sở nhận làm sổ vàng, sở đã chọn Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam. Công ty này tài trợ 100% kinh phí làm sổ. Khi nghe thông tin công ty xuống địa phương làm sổ có phát sinh làm thêm ảnh chân dung và thu tiền thì mình không đồng ý, mình đã có văn bản cho dừng lại.

Còn tại các nơi đã làm sổ, chúng tôi sẽ cho xác minh nếu đúng có trường hợp nhân viên của công ty này ép người có công chụp ảnh để thu tiền, chúng tôi cương quyết yêu cầu bên Công ty Cổ phần ngành ảnh Việt Nam phải trả lại tiền. Bởi đây là việc làm ngoài quy định trong công văn mà Sở đã gửi đến các huyện chỉ đạo thực hiện”.

Ở góc độ pháp lý, theo Luật sư Lê Ngọc Hoàng - Trưởng văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), vụ việc xảy ra tại Trung tâm Hỗ trợ người nghèo phát triển nông thôn mới rõ ràng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn việc làm sổ vàng có vi phạm pháp luật hay không thì phải xem phạm vi hợp tác của công ty này với Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.

Trong phạm vi hợp tác công ty này được làm những gì? Tuy nhiên, theo thông tin báo chí phản ánh tôi thấy trong sự việc này người dân đã nhẹ dạ cả tin vào việc làm sổ vàng nên mới mất tiền để mua tờ giấy không có giá trị.

“Tôi khẳng định trong vụ việc làm sổ vàng truyền thống có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm của người dân để chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp. Nếu chỉ một người mất 200-300 nghìn đồng thì không cấu thành tội, nhưng nếu quy kết được tài sản của nhiều người thì phải xử phạt hành chính, thậm chí là hình sự. Nếu chứng minh được toàn bộ số tiền là trên 5 triệu đồng thì có thể khởi tố được, nhưng cái này rất khó để chứng minh” - Luật sư Hoàng nhấn mạnh.

Về tấm bằng ghi công tự chế, Luật sư Hoàng cho biết, tất cả các loại bằng khen, giấy khen đều nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cho phép về biểu mẫu, quy chuẩn do Nhà nước quy định.
***

Tại một số tỉnh như Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên có hình thức làm Sổ vàng Cựu chiến binh; Sổ vàng Người cao tuổi, Sổ vàng Cựu giáo chức. Người dân bỏ tiền ra để được tặng một “mảnh giấy” vô giá trị nhưng khi nhận ra các công ty này đều đã “cao chạy xa bay”.

Một số cơ quan như Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã có văn bản khẳng định: Không có chủ trương làm sổ vàng vinh danh, đồng thời khuyến cáo nhân dân không nên cả tin vào những hoạt động này.